GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG TỪ CẢI XOĂN - KALE

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG TỪ CẢI XOĂN - KALE


Cải xoăn được trồng phổ biến trong những năm gần đây do giá trị dinh dưỡng của loại rau này - giàu beta-carotene, vitamin C, K và folate; là nguồn dồi dào chlorophyll, canxi và sắt trong cải xoăn là loại dễ hấp thụ. Các hoạt chất chống oxy hóa và axit béo omega-3 trong cải xoăn giúp kháng viêm mạnh mẽ. Ngoài ra, ăn cải xoăn cũng giúp cân bằng hormone và giảm cholesterol.

Cải xoăn lá dài: lá có màu xanh đậm - hơi ngả màu xanh dương, giàu chlorophyll và folate.

Cải xoăn (Curly Kale) chứa hoạt chất chống oxy hóa kaemferol và quercetin giúp kháng viêm. Loại cải này đứng đầu trong họ cải xoăn về đặc tính có lợi ích cho sức khỏe.

CÔNG DỤNG

GIÚP XƯƠNG CHẮC KHỎE

Cải xoăn giàu canxi, magie và vitamin K giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa bệnh loãng xương.

CHỐNG OXY HÓA

Cải xoăn giàu các hoạt chất chống oxy hóa - bao gồm kaempferol và quercetin - giúp kháng viêm và ngăn ngừa một số bệnh như bệnh đái tháo đường, viêm khớp, đột quỵ và bệnh tim.

GIẢM CHOLESTEROL 

Chất xơ trong cải xoăn bám vào cholesterol và đưa chúng ra khỏi máu, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

KÍCH THÍCH TIÊU HÓA

Vị đắng của cải giúp kích thích tiêu hóa và xoa dịu chứng tắc nghẽn phổi.

Cải xoăn tím giàu hoạt chất hóa học tự nhiên nhóm anthocyanin (Chứa sắc tố đỏ) hơn cải xoăn lá xanh

Custom Keto Diet

- CÂN BẰNG HORMONE

Cải xoăn chứa indole, một hợp chất tự nhiên giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo ADN và có tính năng kháng oestrogen giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư liên quan đến oestrogen (như ung thư vú).

- CHỮA LÀNH VIÊM LOÉT

Nước ép cải xoăn giàu lưu huỳnh, giúp làm lành các vết loét dạ dày và tá tràng.

ĐỂ HẤP THU TỐI ĐA DƯỠNG CHẤT

Ăn kèm với chanh: Cải xoăn ăn kèm với chanh hoặc các loại quả có mùi khác để giúp hấp thu canxi và sắt tốt hơn.

Nấu sơ: Càng hạn chế các hoạt động của nhiệt lên rau cải, càng nhiều dưỡng chất được giữ lại. Xào nấu sơ lá cải xoăn để không làm mất đi hoạt tính giảm cholesterol.

CHẾ BIẾN

Nước ép

Xay cải xoăn với gừng và nước ép táo; hoặc thử hỗn hợp nước ép cần tây, cải xoăn và nước dừa tươi.

SỐT PESTO

Thay thế lá húng quế và hạt thông trong sốt pesto bằng 400g cải xoăn và 300g hạt óc chó rang. Ăn kèm sốt này với súp, món hầm, mì Ý hoặc làm sốt trộn rau.


Custom Keto Diet


GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG TỪ CẢI NGỰA - HORSERADISH

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG TỪ CẢI NGỰA - HORSERADISH

 

Ảnh: http://www.rodalesorganiclife.com/garden/grow-prepare-horseradish?


Loại rễ củ này có mùi hăng, chứa đa dạng các dưỡng chất với lượng rất nhỏ. Dầu cải ngựa dễ bay hơi nhưng lại có dược tính. Hoạt chất trong dầu là ally lisothiocyanate có tác dụng tăng cường trao đổi chất; và đặc tính kháng sinh, kháng khuẩn của cải ngựa cũng giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến ăn uống. 

Rễ chứa tinh dầu dễ bay hơi, giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường ăn uống - như bệnh do nhiễm khuẩn listeria và E.coli.

 non được dùng để ăn sống, tinh dầu trong lá có tác dụng kích thích tiêu hóa.

CÔNG DỤNG

- KHÁNG SINH & KHÁNG KHUẨN

Các nghiên cứu cho thấy cải ngựa có tá dụng đánh bật các vi khuẩn có hại như listeriaE.coli và staphylococcus. Hoạt chất ally lisithiocyanate cũng được xem là có tác dụng tẩy trừ giun sán đường ruột.

- THANH LỌC CƠ THỂ

Là một loại thực phẩm có tác dụng kích thích, cải ngựa giúp hỗ trợ tiêu hóa, đẩy nhanh tuần hoàn máu và giúp hạ sốt bằng cách làm ra mồ hôi.

- TĂNG CƯỜNG BÀI TIẾT

Cải ngựa được xem là phương thuốc dân gian dùng để chữa trị tích nước, viêm đường tiết niệu và sỏi thận.

Custom Keto Diet

- NGĂN NGỪA VIÊM XOANG

Tương tự như ớt và tiêu, cải ngựa kích thích tiết ra chất nhầy, mở rộng và làm sạch các xoang. Hãy thử dùng cải ngựa khi bắt đầu có dấu hiệu bị cảm, cúm hoặc ho.

ĐỂ HẤP THU TỐI ĐA DƯỠNG CHẤT

Chọn loại tươi và ăn sống

Cải ngựa được xay nhuyễn rồi để lâu ngoài không khí hoặc nấu chín kỹ thì các tính năng kỳ diệu của chúng sẽ mất đi, vì vậy tốt nhất là sử dụng lúc còn tươi và nên ăn sống.

Ăn lá

Lá non có mùi vị dễ chịu, thích hợp cho món rau trộn. Lá già được dùng để xào nấu, tương tự như cải bó xôi và cải xoăn.

Ăn kèm với các loại rau củ

Các nghiên cứu cho thấy cải ngựa hoặc wasabi dùng kèm với các loại rau củ, như bông cải xanh, giúp gia tăng lượng dưỡng chất hấp thu vào cơ thể.

CHẾ BIẾN

Gia vị


Cải ngựa xay nhuyễn được dùng để trộn với sốt mayonnaise, kem chua, sữa chua hoặc kem phô mai, thêm chút gia vị tươi và nêm với một ít gia vị.

Thuốc chữa khàn giọng

Ngâm 2 muỗng rễ cải ngựa xay nhuyễn với 1 muỗng giấm và 75m nước sôi trong 1 giờ. Thêm 300ml mật ong. Cứ mỗi giờ thì dùng 1 muỗng cho đến khi thuyên giảm.

Wasabi

Đôi khi còn được gọi là cải ngựa Nhật, wasabi không thật sự thuộc họ cải ngựa nhưng rễ của chúng thì lại có những đặc tính tương tự như cải ngựa.


Custom Keto Diet


GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG TỪ SẢ

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG TỪ SẢ


Ảnh: https://edit.sundayriley.com/weird-ingredient-lemongrass/

Sả giàu vitamin A và folate, khoáng chất magie, kẽm, đồng, sắt, kali, photpho, canxi và mangan. Ngoài việc dùng làm gia vị, sả còn có tác dụng chữa trị một số bệnh thông thường. Cả lá, thân, củ sả đều được sử dụng nhiều mục đích chữa trị khác nhau.

Chọn cây sả có thân chắc, trắng (xanh lá nhạt) và tươi. Sả tươi được bọc trong túi nhựa có thể bảo quản trong tủ lạnh được vài tuần, hoặc bảo quản trong tủ đông được ít nhất  6 tháng.

Sả khô có thể bằm nhỏ được bảo quả trong hộp kín, tránh ánh nắng trực tiếp.

CÔNG DỤNG

- HỖ TRỢ TIÊU HÓA

Sả có tác dụng kích thích tiêu hóa. Sả chứa hợp chất kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn và động vật ký sinh trong ống tiêu hóa và phục hồi các lợi khuẩn đường ruột. Nhờ vậy sả giúp chữa trị các vấn đề về sức khỏe tiêu hóa, như: tiêu hóa kém, táo bón, ợ nóng, tiêu chảy, đầy hơi, co thắt dạ dày, buồn nôn.

- KIỂM SOÁT CHOLESTEROL

Sả giúp giảm hấp thu cholesterol ở đường ruột, can thiệp vào quá trình oxy hóa cholesterol xấu trong máu, nhờ vậy giúp ngăn ngừa hình thành các khối sơ vữa trên động mạch.

Hàm lượng kali cao trong sả cũng giúp giảm và điều hòa huyết áp.

Custom Keto Diet

- LOẠI THẢI ĐỘC TỐ

Tính năng lợi tiểu của sả giúp loại thải độc tố, axit uric và cholesterol xấu LDL ra khỏi cơ thể. Trà sả giúp thanh lọc gan, thận, bàng quang, và tuyến tụy.

- GIẢM ĐAU KHỚP

Nhờ đặc tính kháng sưng viêm và giảm đau, sả giúp chữa trị viêm khớp, bệnh thấp khớp, Gout và các bệnh về khớp khác. Đặc tính kháng viêm giúp ức chế hoạt động của cyclooxygenase-2, loại enzyme có liên quan đến viêm nhiễm, gây đau, nhất là đau khớp xương.

CHẾ BIẾN

- TRÀ SẢ

Cho 5-6 lá sả vào ấm, đổ nước sôi vào. Hãm trà trong 3 phút. Có thể tạo ngọt bằng đường cỏ ngọt.

Đun sôi 250ml sữa; cho 1 cây sả tươi, 2-3 nụ dinh dưỡng, 1 mẩu quế nhỏ, 1 muỗng cà phê bột nghệ. Lọc rồi thưởng thức.

Ảnh: https://thewanderlustkitchen.com/addictive-fresh-lemongrass-tea/


GIÁ TRỊ DINH DƯỜNG TỪ CỦ GỪNG

GIÁ TRỊ DINH DƯỜNG TỪ CỦ GỪNG


Ảnh: http://yduoc365.com/cong-dung-cua-cu-gung-trong-chua-benh/

Gừng có mùi hăng, có tác dụng chữa rối loạn dạ dày và giảm buồn nôn. Gingerol (hoạt chất chính trong gừng) cũng tương tự như hoạt chất capsaicin và piperine trong ớt cay. Các nghiên cứu cho thấy tinh dầu trong gừng có tác dụng kháng sưng viêm trương tự như NSAIDs (thuốc kháng sưng viêm không chứa steroid), vì thế gừng có tác dụng xoa dịu các triệu trứng cảm, cúm, đau đầu và các cơn đau trong thời gian hành kinh.

CÔNG DỤNG

- KHÁNG SƯNG VIÊM

Gừng có tác dụng giảm sưng viêm, giảm đau và đặc biệt là giảm sử dụng thuốc trong trường hợp bị viêm khớp.

- GIẢM BUỒN NÔN

Các nghiên cứu cho thấy gừng có thể xoa dịu chứng ốm nghén, say tàu xe và buồn nôn do điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị hoặc giai đoạn sau phẫu thuật.

Custom Keto Diet

- HỖ TRỢ TIÊU HÓA

Gừng giúp bảo vệ và làm lành ruột, kích thích nhu động ruột; giảm đầy hơi, tích tụ khí và cồn cào trong dạ dày. Gừng cũng làm tăng thêm khẩu vị và kích thích tiết dịch tiêu hóa.

ĐỂ HẤP THU TỐI ĐA DƯỠNG CHẤT

- GỌT VỎ CẨN THẬN

Hoạt chất resin và tinh dầu tập trung nhiều nhất ở gần vỏ và trên vỏ, vì vậy hãy gọt vỏ cẩn thận. Cách tốt nhất để gọt gừng là dùng muỗng cào nhẹ lớp vỏ ngoài.

Ảnh: http://muttraicayngaytet.hatenablog.com/entry/cach-lam-mut-gung-nguyen-cu


- GỪNG TƯƠI

Nên chọn gừng tươi vì gừng tươi có vị thơm, ngon hơn gừng khô, đồng thời hàm lượng các hoạt chất (như gingerol và zingibain) cũng cao hơn. Bảo quản gừng ở nơi khô ráo.

- CỦ GỪNG NON

Không cần bóc vỏ

CHẾ BIẾN

- SI RÔ

Để chữa đau họng, pha nước si rô gồm: nước ép gừng, nước ép nghệ, bột tiêu đen, mật ong, giấm, 3 muỗng nước. Cách đơn giản để ép củ gừng là mài nhuyễn gừng rồi lấy nước.

- TRÀ GỪNG

Chuẩn bị gồm: 1 muỗng cà phê gừng tươi mài nhuyễn, nước cốt chanh, 1 muỗng cà phê mật ong, rồi đổ nước sôi vào. Uống trà gừng khi có biểu hiện cảm, khó tiêu, buồn nôn.

Ảnh: https://congthucmonngon.com/463454/cach-pha-tra-gung-thom-ngon-tai-nha/


- NƯỚC CHANH GỪNG GIẢI CẢM

1 mẩu gừng mài nhuyễn

1 quả chanh, vắt lấy nước

1 muỗng mật ong

1 lá bạc hà, xắt nhuyễn

Cho gừng, mật ong, nước chanh, bạc hà vào cốc rồi lấy nước nóng đổ vào, sau đó đợi 2 phút, uống lúc đang nóng để giải cảm.

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG TỪ CẦN TÂY

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG TỪ CẦN TÂY


Ảnh: https://www.thekitchn.com/10-ways-to-use-up-leftover-celery-tips-from-the-kitchn-211994

Trong y học phương đông, thân và rễ cần tây được dùng để chữa trị cao huyết áp. Cần tây có tác dụng lợi tiểu và làm giảm hormone cortisol gây stress. Cần tây cũng giàu vitamin nhóm B, các nguyên tố thiết yếu dạng vết, chất xơ và hợp chất coumarin hỗ trợ tuần hoàn máu.

CÔNG DỤNG

- GIẢM HUYẾT ÁP

Cần tây chứa hoạt chất coumarin giúp giảm huyết áp, cân bằng nước. Hoạt chất chất phthalide có tác dụng chống đông, giúp giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông, đột quỵ và giảm hàm lượng hormone gây stress.

- HỖ TRỢ ĂN KIÊNG

Cần tây chứa phần lớn nước và chất xơ, cả 2 thành phần này có tác dụng kiểm soát trọng lượng cơ thể. Bổ sung cần tây vào bữa ăn giúp nhai chậm hơn, tạo cảm giác no.

Custom Keto Diet

- NGUỒN CUNG CẤP SILIC

Cần tây chứa một lượng lớn silic cũng như vitamin K, không chỉ có lợi cho da và tóc mà còn có ích cho khớp, xương, cơ, động mạch và các mô liên kết.

- GIẢI CẢM

Nước ép cần tây, chanh giúp xoa dịu những triệu chứng của bệnh cảm cúm. 

CHẾ BIẾN

- KẾT HỢP VỚI TRÁI CÂY

Cần tây là một số ít các loại rau có thể kết hợp với trái cây. Xắt nhỏ cần tây, trộn cùng trái cây để tăng thêm độ giòn cho món salad. Hoạt chất phthalide trong cần tây có tác dụng làm dậy lên mùi hương tự nhiên của món ăn.

- NƯỚC ÉP

Nước ép cần tây có tác dụng thải độc, tạo môi trường kiềm trong cơ thể.

Ảnh: http://www.juicylife.vn/3-cong-thuc-nuoc-ep-can-tay-thanh-loc-thai-doc-giam-can-hieu-qua/


GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG TỪ SỮA CHUA

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG TỪ SỮA CHUA

 



Sữa chua (ya-ua) là sữa lên men chứa vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Các vi khuẩn “thân thiện” này sản sinh axit lactic và thường được gọi là probiotic. Do chúng có khả năng chịu được axit dịch vị nên một lượng lớn vi khuẩn vẫn an toàn “sông sót” khi đi qua dạ dày để đến ruột già, nơi chúng ngăn chặn sự phát triển của vì khuẩn hình thành khí, hoạt hóa và tăng cường hệ miễn địch, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa. 

TÁC DỤNG CỦA SỮA CHUA

HUYẾT ÁP: Các lợi khuẩn sẵn sinh axit lactic có thể làm giảm cao huyết áp bằng cách ngăn chặn hoạt động của men chuyển angiotensin (ACE) - cũng là đích tác động của nhiều thuốc cao huyết áp. Thành phần khoáng chất trong các thực phẩm từ sữa (như sữa chua) đã được chứng mình là có khả năng giảm nguy cơ tăng huyết áp và đột quy. 

DỊ ỨNG: Các lợi khuẩn sản sinh axit lactic có thể hạn chế sự phát triển của những bệnh dị ứng (như hen suyễn và chàm) bằng cách kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể mà không kích hoạt phản ứng gây dị ứng. Nghiên cứu cho thấy nếu người mẹ dùng probiotic khi mang thai, trẻ sơ sinh ít có khả năng mắc bệnh chàm hơn, tối thiểu là trong những năm đầu đời. 

HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH: Một phân tích lớn trên 14 thử nghiệm cho thấy bổ sung vào đường ruột các lợi khuẩn tạo axit lactic có thể cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (1BS) - khi sử dụng một mình hoặc kết hợp với thuốc chống co thắt theo chỉ định. 

TIÊU CHẢY: Một số vị khuẩn trong sữa chua ức chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn có hại gây viêm dạ dày - ruột (như Salmonella, Shigella và Clostridium), đồng thời hạn chế tiêu chảy do dùng một số loại thuốc kháng sinh. 

CẢM CÚM: Vitamin, khoáng chất và probiotic phối hợp với nhau giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Nghiên cứu cho thấy những người uống sữa chua men sống probiotic và thuốc bổ đa sinh tố, khoáng chất sẽ ít mắc các triệu chứng cắm cúm hơn những người chỉ dùng thuốc bổ đa sinh tố, cũng như giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và rút ngắn hơn một nửa thời gian bị sốt. Tất cả các tế bào miễn địch đầu tăng cường hoạt động. 

NHIỄM NẤM: Các lợi khuẩn sản sinh axit lactic tự nhiên trong đường ruột có khả năng ức chế sự tăng trưởng của nấm men gây nhiễm nấm Candida ở âm đạo. Uống sữa chua chứa men sống probiotic và thuốc chống nấm fiuconazole có thể cải thiện đáng kể đáp ứng điều trị, với ít huyết trắng và sự hiện điện của nấm men hơn. 

CHẾ BIẾN

Trộn sữa chua men sống với ngũ cốc ăn sáng, hoặc với trái cây cắt nhỏ để làm món tráng miệng. Thêm sữa chưa vào món súp, sốt trộn rau và sinh tố trái cây. Dâu dầm sữa chua: cho một nắm dâu tươi vào ly sữa chua men sống ít béo, rắc thêm một ít ngũ cốc ăn liền (granola/muesli) và thưởng thức! 

Nguồn: Ăn lành sống mạnh

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG TỪ - DẦU OLIU

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG TỪ - DẦU OLIU

 



Dầu ô liu là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống "siêu lành mạnh” của cư dân Địa Trung Hải. Thành phần chình của dầu là axit oleic không bão hòa đơn - giúp giảm hấp thu cholesterol, hạn chế cholesterol “xấu” trong khi không biến đổi cholesterol “tốt”. Dầu ô liu cũng giúp hạn chế hình thành các cục máu đồng và có tác dụng tích cực đến việc kiếm soát đường huyết. 

1 muỗng súp dầu ô liu chứa 15 g chất béo toàn phần, trong đó chỉ có 2 g chất béo bão hòa. 1 muỗng súp bơ (động vật) chứa 12 g chất béo toàn phần, trong đó có đến 8 g chất béo bão hòa. 


TÁC DỤNG CỦA DẦU Ô LIU 


HUYẾT ÁP: Trong một nghiên cứu, 80% số người dùng thuốc điều trị cao huyết áp có thể ngưng sử dụng thuốc sau khi dùng 30 - 40 g dấu ô liu mỗi ngày trong suốt sáu tháng. 

ĐỘT QỤY: Công dụng giảm huyết áp của dấu ô líu có thể giúp phòng tránh nguy cơ đột quy đến 70%. 

CÂN BẰNG CHOLESTEROL: Dầu ô liu có chứa các sterol thực vật giúp ngăn chặn sự hấp thu cholesterol trong ruột, giảm sản sinh cholesterol “xấu” ở gan và hạ thấp nống độ triglyceride trong máu. Dấu chỉ phát huy hiệu quả tối đa khi dùng ở dạng nguyên chất (virgin/extra virgin olive). 

KIẾM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT: Axit oleic giúp cải thiện độ nhạy của insulin. Dùng 10 ~ 40 g dầu ô liu mỗi ngày (thay cho lượng thực phẩm giàu carbohydrate cung cấp năng lượng tương đương) có thể giúp người bị bệnh tiểu đường típ 2 kiểm soát đường huyết và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh đến hơn 90%.

BỆNH TIM: Chế độ ăn giàu dầu ô liu (chứa 34% chất béo toàn phần, trong đó có 21% axit béo không bão hòa đơn và chỉ 7% chất béo bão hòa) có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim đến 25%. 

 Chế biến

Sử dụng dầu oliu pha (pure olive oil) để chiến và nướng, chỉ nên đùng dấu oliu nguyên chất cho món hấp, kho và trên rau. Dấu giấm trộn rau: cho 60ml đấu ô hu nguyên chất, 3 muỗng cà phê giấm, rượu vang đỏ, 1 tép tỏi nghiên nát, một nắm rau thơm tươi xắt nhỏ và một ít bột tiểu đen vào bình có nắp đây, lắc nhẹ hồn hợp rồi rưới lên rau. 


Nguồn: Ăn lành sống mạnh

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG TỪ SIÊU THỰC PHẨM - CÁC LOẠI GIA VỊ

 GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG TỪ SIÊU THỰC PHẨM - CÁC LOẠI GIA VỊ


Gia vị chứa một hỗn hợp các chất hóa học tự nhiên mạnh, góp phần tạo nên hương vị cay nồng đặc trưng. Chỉ sử dụng một lượng nhỗ cũng có thể cung cấp một lượng các hợp chất chống oxy hóa nhiều hơn một phần ăn trái cây hoặc rau - ví dụ, chỉ 1 g hạt tiêu đen chứa các hợp chất chống oxy hóa tương đương với 100 g cà chua. 



Định hương có chỉ số ORAC cao nhất trong tất cả các loại gia vị (3.144 đơn vị/gam), tiếp theo là quế (2.675), nghệ (1.592), hạt nhục đậu khấu (1.572) và hạt thì là (768). 


TÁC DỤNG CỦA GIA VỊ

CƠN ĐAU: Ớt chứa hoạt chất capsaicin ngăn chặn dây thân kinh truyền tín hiệu về cơn đau, cũng như kích hoạt quá trình sản sinh endorphin - một hoạt chất tương tự như morphine giúp giảm đau. Các loại gia vị khác có tính chất giảm đau bao gồm: hồi, đỉnh hương, hạt thì là (cumin), gừng, hạt cải và nghệ. 

TUẦN HOÀN MÁU: Capsaicin trong ớt có thể giảm huyết áp bằng cách làm giãn nở các mạch máu. Quế, hạt methi và gừng đều có tính năng giảm triglyceride, cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu”. 

VIÊM KHỚP: Nghệ và gừng chứa hoạt chất curcumin có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ tương đương với một số loại thuốc corticosteroid, giúp hạn chế hiện tượng thoái hóa sụn trong bệnh viêm xương khớp. 

HEN SUYỂN: Hoạt chất curcumin (trong nghệ) được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ (Ayurveda) và Trung Quốc nhằm điểu trị các bệnh đường hô hấp, như hen suyễn. Curceumin có tác dụng làm giãn cơ trơn, qua đó giảm co thắt phế quần, ho và đờm. 

TIỂU ĐƯỜNG: Quế có tính năng kích thích tế bào beta ở tuyến tụy tiết ra ìnsulin, Đối với người bị bệnh tiểu đường típ 2, tinh chất quế có khả năng cải thiện lượng đường huyết đến 10 - 29%. 

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy gừng có thể hạn chế tổn thương thận do tiểu đường, trong khi hạt methi có khả năng giảm 1⁄2 lượng đường glucose trong nước tiểu. 

BỆNH ĐƯỜNG RUỘT: Tinh chất nghệ có khả năng giảm nhẹ (đến 1⁄2) mức độ trẩm trọng của hội chứng ruột kích thích. Đối với những người bị viêm loét đai tràng, uống/ăn nghệ trong quá trình điều trị giúp giảm đáng kể nguy cơ tái phát bệnh. 

CHỨNG BUỒN NÔN: Gừng có tác dụng trị liệu hiệu quả chứng buồn nôn sau phẫu thuật, say tàu xe và buồn nôn trong thai kỳ. 


CHẾ BIẾN

Thêm gia vị vào các món súp, món hẳm và đùng nghệ để tao màu sắc cho món cơm, món tráng miệng. Uống trà củ nghệ hoặc trà gừng. Món táo nướng: rửa sạch và bỏ lõi quả táo, đặt táo trong khay nướng; cho một ít đinh hương, nho khô, một ít bơ và quế vào lõi táo. Rưới trà gừng nóng pha với đường cổ ngọt lên quả táo, để nước trong khay ngập chừng 3 mm. Nướng táo 45 phút cho đến khi mềm. 

Nguồn: Ăn lành sống mạnh


7 Tư thế Yoga thanh lọc cơ thể


Tập những tư thế Yoga đơn giản sẽ giúp cơ thể tươi mới, khỏe mạnh, và tươi trẻ hơn...

Yoga làm giảm căng thẳng, tăng tính linh hoạt, giảm đau nhức, giúp xương chắc khỏe, cải thiện chức năng não... Ngoài ra còn thanh lọc cơ thể và đào tạo độc tố. Theo đó, Yoga giúp làm sạch cơ thể bằng cách bơm oxy vào máu để thu nhặt các chất độc hại trong máu. Thêm vào đó giúp tiêu hóa hoạt động, trơn tru.

Tư thế 1: Gập người vặn tay tới trước


Tư thế này giúp hoạt động lưu thông máu diễn ra suôn sẻ hơn, cải thiện khả năng tiêu hóa.

Thực hiện:

- Đứng thẳng bằng 2 chân rộng gấp 2 lần vai, hướng mũi chân phía trước, hai tay giữ sau đầu và đan chéo.

- Từ từ cúi đầu xuống. Gập người càng thấp càng tốt.

- Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 giây kết hợp hít thở sâu đều đặn

- Trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại động tác khoảng 3-5 lần.

Tư thế 2: Ngồi vặn người


Tư thế này giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đào thải chất độc...

Thực hiện:

- Ngồi bắt chéo chân trên sàn, sao cho chân trải bắt chéo qua bên đùi chân phải, gót chân phải chạm gần hông bên trái càng tốt.

- Tay trái chống ở phía sau, tay phải đặt lên bên trái đầu gối trái, lòng bàn tay phải hướng vào trong, các ngón tay, hướng lên trên, mặt nhìn sang bên trái.

- Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 nhịp thở. Lặp lại động tác với bên còn lại kết hợp thở sâu đều đặn.

Tư thế 3: Tư thế squat vặn người


Tư thế này sẽ cải thiện hệ tiêu hóa, kích thích loại bỏ chất thải.

Thực hiện:

- Đứng thẳng, 2 chân khép lại, từ từ cong đầu gối và hạ hông xuống đến khi 2 đùi song song với sàn. Lưu ý để đầu gối hơi cong.

- Chống tay trái ra ngoài đùi phải cạnh mắt cá chân.

- Tay phải duỗi thẳng lên trần, mắt hướng theo tay phải.

- Hít thở sâu đều đặn

- Giữ tư thế trong khoảng 5 nhịp thở rồi quay trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại động tác với bên ngược lại.

Tư thế 4: Tư thế con châu chấu


Ảnh: https://i.pinimg.com/originals/a9/95/e7/a995e774d4c381d913d575a89936cc41.jpg

Bên cạnh tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, tư thế này còn rất tốt cho những người bị đau lưng.

Thực hiện:

- Nằm úp người trên sàn, hai tay duỗi dọc theo thân người, lòng bàn tay hướng lên trên. Hai chân khép chặt.

- Hít thở sâu. Nâng đầu, cổ, ngực và chân lên khỏi sản.

- Thư giãn các nhóm cơ vai cũng như mông.

- Duỗi thẳng xương cột sống càng nhiều càng tốt. Hai tay duỗi thẳng ra sau lưng, bắt chéo vào nhau.

- Giữ nguyên tư thế trong vòng 5 nhịp thở, sau đó từ từ hạ xuống.

- Lặp lại động tác khoảng 3-5 lần.

Tư thế 5: Tư thế ngồi xổm


Ảnh: https://www.yogajournal.com/practice/meditation-seated-yoga-sequence-tame-anxiety#gid=ci0207568ce03925bd

Thực hiện: 

- Đứng thẳng người, hai tay buông lỏng.

- Bước hai bàn chân sang hai bên, khoảng cách rộng hơn hông.

- Từ từ hạ thấp thân người xuống tư thế ngồi xổm

- Di chuyển hai khuỷu tay vào bên trong 2 đầu gối và đưa hai bàn tay chắp vào nhau

- Giữ nguyên tư thế trong vòng 5 nhịp thở

- Trở lại vị trí ban đầu

Lưu ý: luôn giữ lưng thẳng

Tư thế 6: Cúi đầu vặn người


Tư thế này giúp máu lưu thông tốt hơn

Thực hiện:

- Đứng 2 chân rộng bằng hông, gập người xuống từ từ eo và chống hai tay trên sàn. Hông hướng lên trần, cơ thể lúc này thành hình chữ V ngược

Lưu ý: Không nhót ngón chân lên khi ở tư thế này.

- Dang hai tay ra kéo ngược về với đùi, hông đẩy lên cao

- Đưa tay trái ra sau và nắm vào mắt cá chân phải, đồng thời vặn ngực sang phải. Hít thở sâu.

- Giữ nguyên trong 3 nhịp thở sau đó lặp lại cho bên kia

Tư thế 7: Ngồi vặn mình


Tư thế này sẽ giúp cải thiện sức mạnh đùi và mông, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và thận để giải độc tốt hơn.

Thực hiện:

- Đứng 2 chân khép sát vào nhau, đẩy hông và hạ người xuống về tư thế ngồi xuống ghế. Hai tay chắp trước ngực. Hít sâu.

- Thở từ từ ra, nghiêng thân trên về phía trước, vặn người qua phải sao cho củi trỏ chạm vào đùi trái. Xoay mặt hướng lên trời.

- Giữ nguyên tư thế 5 nhịp thở rồi đổi bên


Nguồn tham khảo: Thanh lọc cơ thể với phương pháp tự nhiên.

Khóa học Yoga online tại Unica: 

https://unica.vn/yoga-co-ban-ngay-tai-nha?aff=454109

https://unica.vn/yoga-tre-hoa-va-lam-dep-cho-khuon-mat?aff=454109

https://unica.vn/108-toa-phap-yoga-bi-mat-tre-mai?aff=454109


DETOX- THANH LỌC CƠ THỂ?

DETOX- THANH LỌC CƠ THỂ?

  Thanh lọc cơ thể là gì?

Thanh lọc cơ thể là phương pháp giúp đào thải tạp chất, các chất độc hại tích tụ lâu ngày trong ruột, máu, phổi, thận, mật...ra cơ thể từ đó giúp bộ máy trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.

Detox làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật, qua đó giúp cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh đó còn có tác dụng giảm cân, làm đẹp da, cải thiện tinh thần, giúp tinh thần tươi trẻ, thư thái. Đây là phương pháp mọi người sử dụng trong thời gian gần đây.



Nguồn tham khảo: Thanh lọc cơ thể với liệu pháp tự nhiên.

7 CÔNG THỨC ĐỒ UỐNG LOẠI TRỪ MỌI ĐỘC TỐ

7 CÔNG THỨC ĐỒ UỐNG LOẠI TRỪ MỌI ĐỘC TỐ

  Công thức đồ uống loại trừ độc tố

Detox là phương pháp phổ biến đơn giản hiện nay. Có rất nhiều sự kết hợp để tạo ra các loại đồ uống detox.


Công thức 1: Dưa hấu Chanh Bạc Hà


Dưa hấu giàu vitamin, khoáng chất, kali, sắt, canxi, chất chống oxi hóa... Chanh có tác dụng giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch... Một ly detox water dưa hấu + chanh + bạc hà vừa ngon, đẹp mắt, bổ dưỡng... Tại sao không thử?

Chuẩn bị:

- Nước lọc

- Dưa hấu: 1/4 quả

- Chanh: 1/2 quả

- Lá bạc hà 5-10 lá

- Bình nhỏ đựng

Thực hiện: 

- Dưa hấu bỏ vỏ xanh và cất thành miếng nhỏ. Chanh xắt mỏng.

- Cho những miếng dưa hấu nhỏ cùng chanh vào bình đựng nước.

- Cho nước lọc vào và để vào ngăn mát tủ lạnh, qua một đêm là có thể sử dụng được. Nếu thời tiết nóng thì có thể cho vào vài viên đá.

Công thức 2: Chanh Bạc hà


Chuẩn bị: 

- Chanh: 1 quả

- Lá bạc hà: 5-10 lá

- Nước lọc

- Lọ thủy tinh đựng nước

Thực hiện:

- Rửa sạch lá bạc hà và chanh (chanh chọn những quả mọng nước, nên dùng chanh vàng)

- Chanh cắt lát mỏng

- Cho chanh, lá bạc hà vào lọ thủy tinh, đổ nước và đậy nắp.

- Cất bình nước vào ngăn tủ mát, sau khoảng 4-6 tiếng là có thể sử dụng được.

Công thức 3: Cam + Dứa


Cam chứa nhiều vitamin C - chống oxy hóa. Trong đó, dứa cũng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: enzim bromelain - có lợi cho quá trình tiêu hóa, mangan giúp xương chắc khỏe. Loại đồ uống này rất tốt cho sức khỏe.

Chuẩn bị:

- Cam vàng

- Dứa

- Nước lọc

- Lá bạc hà

- Bình thủy tinh

Thực hiện:

- Cam cắt thành từng lát mỏng. Dứa gọt vỏ, bỏ mắt thái miếng mỏng. lá bạc hà rửa sạch.

- Cho vài lát cam, dứa và là 2-3 lá bạc hà vào bình, đổ nước lọc sạch vào bình rồi đậy kín.

- Để bình nước vào trong ngăn mát tủ lạnh khoảng  4-6 giờ rồi sử dụng.

Công thức 4: Táo Quế


Sự kết hợp của táo và quế để cho ra thứ nước "thần thánh" không những đào thải độc tố mà còn giảm cân hiệu quả.

Chuẩn bị:

- Táo: 1 quả

- Quế: 2-3 thanh nhỏ

- Nước lọc

- Bình thủy tinh 

Thực hiện:

- Táo rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ.

- Cho táo vào trong bình thủy tinh, thêm 2-3 thanh quế vào.

- Đổ khoảng 500ml nước lọc

- Cất hỗn hợp nước này vào trong ngăn mát tủ lạnh. Sau khoảng vài tiếng là có thể sử dụng được.

Công thức 5: Dưa chuột Dâu tây


Những nguyên liệu dễ tìm,công thức dễ làm nhưng hiệu quả thì cũng tuyệt vời.

Chuẩn bị:

- 1 Dưa chuột: 1 quả

- Dâu tây: 3-5 quả

- Lá bạc hà

- Nước lọc

- Bình đựng

Thực hiện:

- Dưa chuột rửa sạch, cắt thành từng khoanh tròn mỏng

- Dâu tây rửa sạch, bỏ cuống, cắt đôi theo chiều dọc

- Cho dưa chuột, dâu tây, lá bạc hà vào bình thủy tinh đã chuẩn bị

- Đổ nước lọc vào bình, đậy nắp kín, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản.

- Sau khoảng vài giờ, lấy nước ra và thưởng thức

Công thức 6: Dâu tây + kiwi


Chuẩn bị: 

- Kiwi: 1 quả

- Dâu tây: 3-5 quả

- Lá bạc hà

- Nước lọc

- Bình đựng

Thực hiện:

- Kiwi rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng khoanh mỏng. Dâu tây rửa sạch, cắt đôi theo chiều dọc. Lá bạc hà rửa sạch.

- Cho kiwi, dâu tây, 2-3 lá bạc hà vào trong bình đã chuẩn bị.

- Cho nước lọc vào bình, đậy nắp và để vào tủ lạnh.

- Sau 4-6 tiếng là có thể sử dụng.


Công thức 7: Việt quất + Cam


Việt quất được xem là một loại quả tốt nhất cho sức khỏe con người.

Chuẩn bị:

- Cam: 1/2 quả

- Việt quất: 8-10 quả

- Lá bạc hà

- Nước lọc

- Bình đựng

Thực hiện:

- Cam cắt thành từng khoanh tròn, mỏng. 

- Việt quất, lá bạc hà rửa sạch.

- Cho cam, việt quất và lá bạc hà vào bình, đổ nước lọc đầy bình.

- Đậy kín nắp bình rồi cho vào tủ lạnh bảo quản. Sau vài giờ có thể sử dụng.


Nguồn: Thanh lọc cơ thể với phương pháp từ thiên nhiên.



DETOX CHO DA MẶT

DETOX CHO DA MẶT

 Những ảnh hưởng của môi trường (nắng, khói, bụi..) và mỹ phẩm, thực phẩm khiến cho ra mặt chịu nhiểu tổn thương. Các loại vị khuẩn, dầu nhờn, độc tố... tích tụ trong da lâu ngày sẽ khiến da bị nổi mụm, sần sùi, nám, sạm...ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và sức khỏe.

Để giữ cho gương mặt luôn khỏe mạnh, tươi sáng và trẻ đẹp, cần phải lên kế hoạch detox thanh lọc làn da.

1. Xông hơi cho làn da


Đây là cách trực tiếp đưa hơi nước, thảo dược vào tận sâu trong da, giúp lấy đi những bụi bẩn, dầu thừa, tế bào chết cũng như các nốt mụn trên da, giúp da sạch sâu bên trong, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, xoa mờ các nếp nhăn cũ, ngăn ngừa các nếp nhăn mới hình thành, nhờ đó mà làn da đẹp dần lên mỗi ngày.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản, chỉ cần đun sôi một nồi nước rồi cho vào một vài nguyên liệu có khả năng thư giãn như lá chè xanh, lá sả, vỏ bưởi, gừng hay 1-2 giọt tinh dầu... Sau đó đưa mặt ra giữa làn hơi đang bốc lên, lấy một chiếc khăn mặt khô và to để trùm kín cả đầu và nồi nước. Nhắm mắt và thư giãn trong 15 phút.

Lưu ý: không để nồi mặt áp gần nồi nước nóng.

2. Đắp mặt nạ


Lợi ích của việc đắp mặt nạ chính là tẩy các tế bào chết và bụi trên làn da, đồng thời cũng giữ độ ẩm và dưỡng chất cần thiết cho làn da, làm trắng da, làn da khỏe, giúp da mịn màng...

Có rất nhiều loại mặt nạ dưỡng da khác nhau, được làm từ nguyên liệu khác nhau, đồng nghĩa với việc phù hợp với từng loại da khác nhau. Vì vậy cần phải chọn loại mặt nạ phù hợp với làn da của mình, nên chọn loại mặt nạ có nguồn gốc tự nhiên.

1 số loại mặt nạ detox có thể tham khảo:

- Mặt nạ sữa chua: Nguyên liệu gồn có 1 thìa cacao, 1 thìa bột yến mạch, 2 thìa sữa chua không đường, 1 thìa mật ong. Trộn tất cả các nguyên liệu này với nhau rồi đắp lên mặt trong khoảng 15-20 phút. Sau đó rửa mặt.

- Mặt nạ detox đất sét: Chuẩn bị 1 thìa bột đất sét (đất sét xanh hoặc trắng, mịn, không mốc), 1 thìa dấm táo. Sau đó, trộn đều 2 nguyên liệu đã có, đắp lên mặt trong khoảng 15-20 phút, rồi rửa sạch. Phương pháp này phù hợp với da dầu.

3. Tẩy chết tế bào

Bụi bẩn tích trữ nhiều trên da cộng với những mảng da chết là nguyên nhân gây nên tắc nghẽn lỗ chân lông. Do đó, Loại bỏ các tế bào da chết là việc làm cần thiết. Một số cách tẩy da chết an toàn:

- Tẩy da chết bằng đường nâu: Cho sữa rửa mặt và đường nâu vào trong một cái cốc sạch, trộn đều lên. Sau đó làm ướt da mặt bằng nước ấm rồi cho những hỗn hợp bôi lên mặt, vừa bôi vừa massage nhẹ nhàng. Cuối cùng rửa bằng nước.

- Tẩy da chết bằng bã cà phê: trộn đều 2 thìa cà phê và 1 thìa dầu oliu. Rửa mặt sạch và massage mặt cùng với hỗn họp trong vòng 15-20 phút cho chất dinh dưỡng thẩm thấu hết vào da. Cuối cùng rửa sạch lại và dùng khăn mềm thấm khô.

4. Massage bằng đá viên


Sử dụng đá viên làm từ nước sạch hoặc đá làm từ nước trà xanh, nước ép dưa chuột, gừng. Trước khi massage bằng đá, bạn rửa sạch mặt, dùng tinh dầu hoặc kem dưỡng da, sau đó dùng đá massage khắp mặt trong khoảng 4-5 phút. Cần massage đúng động tác để nâng cơ, giúp da mặt săn chắc hơn.

Phương pháp này giúp làm se lỗ chân lông. làm sạch sâu, hỗ trợ trị mụn, làn da sạch sẽ, thanh khiết và mịn màng.

Ngoài ra cần uống nước đầy đủ, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như sữa chua, rau xanh, trái cây....


Nguồn: Tạp chí thanh lọc cơ thể với phương pháp thiên nhiên

NHẬN BIẾT CƠ THỂ NHIỄM ĐỘC

NHẬN BIẾT CƠ THỂ NHIỄM ĐỘC

 


Nếu thiếu cơ thể có những dấu hiệu sau thì bạn nên thanh lọc cơ thể ngay

1. Nóng trong người

Cho thấy tim làm việc cường độ cao dẫn đến cơ thể sản sinh nhiệt, giải phóng độc tố bằng việc toát mồ hôi.

Gan hoạt động nhiều gây nóng gan, nhiệt độ tăng.

2. Lưỡi có mảng bám

Nếu cơ thể bị nhiễm độc, lưỡi sẽ có mảng bám màu trắng, vàng... Bên cạnh đó hơi thở có mùi cũng là dấu hiệu không thể bỏ qua, cho thấy hệ tiêu hóa và gan có nhiều độc tố.

3. Vùng bụng to bất thường

Khi độc tố trong các tế bào chất béo, phá vỡ sự trao đổi chất thông thường khiến cơ thể không kiểm soát được lượng đường và cholesterol. Đó là nguyên nhân khiến tăng cân

4. Nhức đầu

Độc tố tích ụ trong cơ hể, trong não bộ khiến hoạt động tuần hoàn, lưu thông máu bị ảnh hưởng, dẫn đến lưu lượng máu lưu thông lên não bị giảm đáng kể, gây ra những rối loạn thần, thiếu tập trung, nhức đầu, mất ngủ, lo lắng...

5. Các vấn đề về da

6. Táo bón

7. Nhạy cảm với mùi

8. Xoang mũi

9. Thiếu năng lượng

10. Đau nhức cơ khớp


Nguồn tham khảo: Thanh lọc cơ thể với phương pháp từ thiên nhiên.

CÁC LƯU Ý TRONG KHI DETOX CƠ THỂ

CÁC LƯU Ý TRONG KHI DETOX CƠ THỂ




1. Chọn đúng phương pháp Detox

Hiện nay có nhiều phương pháp thanh lọc cơ thể. Mỗi phương pháp sẽ có cách thực hiện khác nhau, hiệu quả khác nhau và tùy thuộc vào những điều kiện và những đối tượng khác nhau. 

Vì vậy, tùy vào điều kiện sức khỏe, bạn nên tìm hiểu rõ phương pháp phù hợp.

Nếu đúng phương pháp cơ thể sẽ trở nên khỏe mạnh hơn, còn nếu không đúng cơ thể có thể trở nên mệt mỏi.


2. Chọn đúng thời điểm Detox

Thời điểm phù hợp nhất là vào cuối tuần hoặc là các kỳ nghỉ dài hạn. Vì đây là thời điểm thư giãn để nghỉ ngơi và dễ dàng trong liệu trình detox

Thứ 2 trọn thời điểm cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh hoặc bình thường, không nên chọn thời điểm ở trạng thái mệt mỏi.

Đặc biệt cần phải có tâm lý thoải mái, không nên để trạng thái tiêu cực trong khi thực hiện Detox.

3. Không nên tập thể thao hay hoạt động mạnh trong khi detox

Thông thường các phương pháp detox là cơ thể nạp ít năng lượng. Trong khi các hoạt động thể thao lại sử dụng năng lượng nhiều, làm cho cơ thể yếu đi. Do đó nên tập các bài tập nhẹ nhàng như thiền, yoga, đi bộ...


4. Chú ý đến sự thay đổi của cơ thể

Trong quá trình detox nếu thấy cơ thể khỏe hơn thì nên tiếp tục, còn cảm thấy cơ thể bị mệt đi thì nên dừng lại và tìm kiếm phương pháp phù hợp hơn.

5. Không nên sử dụng các thực phẩm có đường và chất kích thích

Để quá trình detox trở nên hiệu quả, nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa đường hay các chất kích thích, bên cạnh đó cần hạn chế tối đa các chất độc hại từ môi trường.


Nguồn tham khảo: Thanh lọc cơ thể với phương pháp từ thiên nhiên.